Bạn hiểu như thế nào về cường độ chịu kéo của thép? Như chúng ta đã biết, cường độ của thép hay chính là những thông số đặc trưng thể hiện cho khả năng chống chịu của thép đối với các lực tác động hoặc phá hoại do tác động ngoại lực, điều kiện môi trường gây nên. Đối với những sản phẩm như bulong ốc vít,…. Đều có những thông số liên quan đến cường độ của thép nói chung, thông số cường độ của sản phẩm bằng thép nói riêng đều có tính ứng dụng thực tế khá cao cũng như mức độ an toàn trong quá trình sử dụng. Vậy trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những thông tin hữu ích liên quan đến cường độ chịu của loại thép nhé!
Mục Lục
Tìm hiểu về cường độ chịu kéo của thép đạt tiêu chuẩn hiện nay
Cường độ của thép hay chính là cường độ chịu kéo của thép. Nó được biết đến là thông số đặc trưng cho khả năng chống chịu của thép dưới lực tác động từ con người hay những tác động ngoại lực liên quan đến khí hậu, thời tiết, môi trường tác động vào.
Đơn vị tính hiện nay sử dụng phổ biến chính là kg/cm2 hoặc N/mm2. Độ bền kéo của thép sẽ được xác định bằng cách sử dụng một lực tác động tăng dần lên vật liệu cho đến khi thép đứt ra.
Nhìn chung, độ bền kéo của thép được xem là chỉ số quan trọng buộc phải làm thí nghiệm trước khi sử dụng thép vào các công trình dù là nhỏ hay lớn.
Cường độ chịu kéo của thép theo tiêu chuẩn sẽ được xác định bằng cường độ giới hạn chảy với xác suất được xác định đảm bảo không <95%.
Trong đó:
Cường độ tính toán của cốt thép là: Rs, Rsc sẽ được xác định bằng công thức:
Trong đó:
- K là hệ số an toàn về cường độ của vật liệu đang tính
- Ks = 1.1: 1.25 với cốt cán nóng
- Ks = 1.5: 1.75 với sợi thép kéo nguội và sợi cường độ cao
- Ms chính là hệ số điều kiện làm việc của vật liệu
Tham khảo dưới đây về bảng tra cường độ chịu kéo của thép:
Tìm hiểu về tính chất của cốt thép
Người ta phân chia loại thép thành 2 loại chính gồm thép dẻo và thép rắn:
Các loại thép cacbon thấp và thép hợp kim sẽ thuộc loại cán nóng và là loại thép dẻo. Những loại này sẽ thường có giới hạn chảy trong khoảng 200 – 500MPa và có có khả năng biến dạng cực hạn khoảng es = 0.15 : 0.25. Ngoài ra, giới hạn bền sẽ lớn hơn giới hạn chảy khoảng 20 – 40%.
Đối với các loại thép đã qua quá trình gia công nhiệt hoặc gia công nguội sẽ thường là loại thép rắn. Theo đánh giá, giới hạn bền của loại thép rắn sẽ vào khoang 500 – 2000MPa và cũng có khả năng biến dạng là es= 0.05 : 0.1 tức là mức độ biến dạng này nhỏ hơn so với loại thép dẻo. Cốt thép rắn sẽ không có giới hạn chảy rõ ràng như cốt thép dẻo.
Tìm hiểu về ứng suất của thép hiện nay
Đối với những loại thép thông thường chúng ta sẽ quan tâm đến 3 giới hạn chính gồm:
- Thứ nhất là giới hạn bền: đây được xem là giá trị của ứng suất lớn nhất mà mác thép có thể chịu được trước khi bị kéo đứt.
- Thứ hai là giới hạn đàn hồi: đây được xác định là ứng suất của giai đoạn đàn hồi thép.
- Cuối cùng giới hạn chảy: giới hạn này được xác định bằng ứng suất ở đầu giai đoạn chảy.
Với nhóm thép dẻo có giới hạn chảy rõ ràng thì việc dựa vào biểu đồ ứng suất – biến dạng xác định được khi quan sát hay tiến hành thực hiện
Với nhóm thép rắn/giòn thì thường không có giới hạn đàn hồi cũng như giới hạn chảy rõ ràng, do đó đã có giới hạn quy ước như sau:
Giới hạn đàn hồi quy ước được xác định là giá trị ứng suất và sẽ ứng với biến dạng dư tỉ đối là khoảng 0.02%.
Giới hạn chảy quy ước được xác định là giá trị ứng suất và sẽ ứng với biến dạng dư tỉ đối là 0,2%.
https://lh3.googleusercontent.com/proxy/MngnxCHjN468YmzeuHQJa9DTs1Nm-al7tzNmWwpCV3n3XW-Cjau_VkDsFgazfB7RWElwtVtMPqU9S5Gn9whpQ0yAnIIN_eC34Kz-KcYhb-tPsXXjx92vfJvMdkLRIhKOtj7h_BqW
Như vậy, bài viết hôm nay đã gửi đến cho các bạn những thông tin hữu ích liên quan đến cường độ chịu kéo của thép. Có thể thấy, khi bắt đầu một công trình nào đó dù nhỏ hay lớn nhà đầu tư, nhà thầu đều phải tính toán một cách cẩn thận, kỹ lượng để sao cho công trình vừa đạt chuẩn về chất lượng nhưng cũng tiết kiệm, tối ưu hóa chi phí. Do đó, việc quyết định sử dụng vật liệu như thế nào cho hiệu quả, lựa chọn cường độ chịu kéo của thép ra sao cho phù hợp với mức độ của công trình nhất cũng là điều đáng được quan tâm. Hy vọng qua bài viết hôm nay, các bạn đã hiểu thêm được về cường độ chịu kéo của thép nói riêng và ngành xây dựng nói chung nhé!