Mái kính cường lực lấy sáng là gì? Cấu tạo chi tiết mái kính lấy sáng

Mái kính cường lực lấy sáng là gì? Cấu tạo chi tiết mái kính lấy sáng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ tiết lộ cho bạn ngay thôi.

Sử dụng mái che lấy sáng là nét kiến trúc phổ biến dành cho mọi công trình trong thời đại hiện nay. Mái che lấy sáng sử dụng các loại vật liệu đặc biệt để mang nguồn ánh sáng tự nhiên đến với không gian sống và làm việc. Có 4 loại vật liệu thường được sử dụng để làm mái che lấy sáng đó là kính cường lực, Polycarbonate, Mica và Composite. Trong đó, kính cường lực là vật liệu được nhiều kiến trúc sư ưu ái sử dụng bởi những ưu điểm rõ rệt mà nó mang lại.

Mái kính cường lực lấy sáng là gì? Cấu tạo chi tiết mái kính lấy sáng

Mái che là chi tiết khá quan trọng đối với một công trình xây dựng, ngoài công dụng đơn thuần là che mưa, che nắng thì hiện nay, mái che còn có chức năng lấy sáng cho cả ngôi nhà. Kính cường lực là vật liệu phổ biến dùng để làm mái che lấy sáng trong giai đoạn gần đây, đã và đang chiếm được tình cảm của đông đảo khách hàng trên cả nước.

Mái kính cường lực lấy sáng là danh từ chung để gọi tên các tấm kính được cố định trên các khung kèo thép ở trên trần nhà (mái kính giếng trời) hoặc mái hiên. Mục đích của chúng là mang ánh sáng tự nhiên đến không gian sống, hạn chế nguồn năng lượng điện chiếu sáng cho căn hộ/văn phòng/công xưởng.

Mái kính cường lực lấy sáng sử dụng kính cường lực có độ dày lớn hơn 8mm. Tùy thuộc vào vị trí, kết cấu và tầm vóc của công trình mà kiến trúc sư sẽ sử dụng độ dày kính cường lực phù hợp. Ngoài màu trắng trong truyền thống thì ngày nay, kính cường lực dùng làm mái che/lấy sáng cũng được sơn màu sắc phù hợp với phong thủy của gia chủ. Những màu sắc phổ biến có thể dùng như xanh đen, xanh lá, xanh ngọc… 

Mái kính cường lực lấy sáng là gì? Cấu tạo chi tiết mái kính lấy sáng

Cấu tạo chi tiết mái kính lấy sáng bằng kính cường lực.

Mái kính cường lực lấy sáng gồm có các chi tiết cần thiết sau đây: Kính, khung thép, keo dán, phụ kiện mái.

Mái kính cường lực lấy sáng là gì? Cấu tạo chi tiết mái kính lấy sáng

Kính: 

Mái che lấy sáng sử dụng kính có độ dày trên 8mm và căn cứ vào vị trí và kết cấu của từng dự án. Chúng ta nên sử dụng kính cường lực có lớp lót dẻo (hai hay nhiều lớp kính gắn vào nhau bằng lớp phim dẻo) để khi bị vỡ, các hạt kính sẽ dính vào lớp phim dẻo, không rơi xuống dưới. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ mất an toàn đối với người sử dụng. 

Khung kèo thép: 

Hệ khung kèo là yếu tố quyết định cho chất lượng cũng như tính thẩm mỹ của mái che lấy sáng. Tùy thuộc vào bản vẽ thiết kế mà kết cấu khung kèo thép có những đặc điểm riêng, thể hiện sự sáng tạo của kiến trúc sư và phong cách của gia chủ. 

Hiện nay có những khung kèo thép phổ biến như: Khung sắt hộp, sắt hộp mạ kẽm, Khung hộp inox, Khung thép hình U,I,C,L…, và khung tổng hợp. Mỗi khung có một mức giá thành riêng và những chức năng khác nhau, phù hợp với nhu cầu và sở thích của gia chủ.

Keo dán kính:

Keo dán là sản phẩm giúp tăng tính an toàn của mái kính cường lực lấy sáng. Keo dán kính có tác dụng kết nối các tấm kính với khung kèo hoặc với nhau, để mái che đạt được chất lượng tối ưu nhất.

Phụ kiện cho mái kính:

Trong một số trường hợp, những người thợ sẽ lắp thêm các loại phụ kiện để giúp tăng tính chịu lực của kính cũng như độ bền của tổng thể mái lấy sáng. Các phụ kiện được thêm vào điển hình như: Chân nhện Spider, Bát, trụ gắn định vị phần khung cố định với phần kính trực tiếp…

 Ưu và nhược điểm khi sử dụng mái kính cường lực lấy sáng.

Bất cứ loại vật liệu gì để làm mái lấy sáng đều có những ưu và nhược điểm cụ thể. Sau đây là những ưu và nhược điểm khi sử dụng mái kính cường lực lấy sáng.

Ưu điểm.

Như đã nói, kính cường lực là vật liệu phổ biến dùng để làm mái che lấy sáng nhờ những ưu điểm sau đây:

  • Lấy sáng tuyệt đối: Đối với mái kính cường lực màu trắng trong, khả năng lấy sáng là hoàn toàn tuyệt đối. Không gian căn phòng sẽ ngập tràn ánh sáng của tự nhiên, mang đến cảm giác thông thoáng và dễ chịu.
  • Tính thẩm mỹ cao: Sử dụng kính cường lực làm mái che lấy sáng là một phương án rất hiệu quả trong việc tăng tính thẩm mỹ của công trình. Không gian sống và làm việc sẽ trở nên vô cùng hiện đại và sang trọng nhờ mái che lấy sáng đặc biệt này.
  • Độ bền cao: Kính cường lực có độ bền cao hơn so với các loại vật liệu khác. Đồng thời nó cũng có khả năng điều chỉnh khúc xạ, chống chọi với mọi loại thời tiết, đảm bảo an toàn cho công trình.
  • Tính an toàn: Kính cường lực rất bền, tuy nhiên, nếu không may bị vỡ, nó sẽ vỡ theo dạng các hạt kính nhỏ, không có cạnh sắc nhọn. Điều này giúp giảm nguy cơ tổn thương cho người sử dụng. 

Nhược điểm:

Ngoài những ưu điểm nêu trên, khi sử dụng kính cường lực làm mái che lấy sáng cũng có những nhược điểm như sau:

  • Chi phí cao: Chi phí cho kính cường lực cao hơn so với các loại vật liệu khác. Đối với những gia đình muốn tiết kiệm chi phí tối đa thì không nên sử dụng kính cường lực làm mái lấy sáng.
  • Quy trình thi công phức tạp: Kính cường lực thường rất nặng, việc vận chuyển các tấm kính lên khung kèo thép đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận ở mức tối đa. Quá trình này cũng chiếm thời gian và nguồn lực khá nhiều.
  • Tay nghề thợ thi công: Vì quy trình thi công phức tạp nên công việc này yêu cầu  cao về tay nghề chuyên môn của người thợ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu và tổ đội thi công.

Trên đây là những thông tin về mái che lấy sáng và cấu tạo chi tiết mái kính lấy sáng. Con người chúng ta luôn có xu hướng mong muốn được hòa hợp với thiên nhiên, và mái kính lấy sáng chính là giải pháp góp phần biến mong muốn đó trở thành sự thật.